khai dai nhan







phần mềm hỗ trợđổi tone onlinecảm âm sáobẩn bựa hội

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WAP,
MÌNH LÀ" BẨN BỰA BOY" CÁC BẠN LÊN YOUTUBE TÌM MÌNH VỚI TỪ KHOÁ "BẨN BỰA BOY" HOẶC CLICK VÀO
nhớ supcribe kênh của mình nha , mình sẽ liên tục cập nhật những beat sáo c5 và những bản sáo hay nhất cho các bạn
fanpage: cảm âm sáo trúc vũ gia
mua sáo trúc liên hệ : 01635618531
Tam Cúc là tên một trò chơi bài lá dân gian phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tam Cúc là thú chơi của tầng lớp bình dân và được nhiều tầng lớp chơi vì luật chơi khá đơn giản. Tam Cúc không chỉ được chơi khi giải trí, rỗi rãi mà trong các ngày lễ, Tết, nó cũng là trò chơi không thể thiếu. Người dân đồng bằng Bắc Bộ thường có tập quán chơi Tam Cúc trong lúc đợi nồi bánh chưng chín. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu chơi Tam Cúc vẫn là phụ nữ vì Tam Cúc có số bài ít, còn nam giới thì chơi Tổ Tôm nhiều hơn. Quân bài Bộ bài Tam Cúc có 32 lá bài gồm hai loại quân là quân đỏ và quân đen. Mỗi loại gồm các quân tướng (将), sĩ (士), tượng (像 có vẽ hình con voi), xe (車 có vẽ hình cỗ xe), pháo (砲 có vẽ hình khẩu thần công), mã (馬 có vẽ hình con ngựa), tốt (卒 có vẽ hình người lính). Trừ tướng chỉ có 1 lá và tốt có 5 lá mỗi loại quân, các quân khác đều có 2 lá. Quân bài Tướng của loại quân đỏ được gọi là Tướng ông. Quân bài Tướng của loại quân đen được gọi là Tướng bá. Quân bài Sĩ của loại quân đỏ được gọi là Sĩ điều. Còn các quân khác đều gọi theo tên kèm màu sắc của loại quân. Số lượng và quân bài khá giống như các quân trong cờ tướng. Lá bài làm bằng bìa mỏng, hình chữ nhật dài và hẹp, ở trên có ghi các tên bài bằng chữ Hán và có hình minh họa. Mặt sau thì giống hệt nhau cho cả 32 lá bài. Mục đích chơi Người nào có số lượng lá bài thắng nhiều nhất thì người đó xếp thứ nhất và tiếp theo đến người thứ hai, thứ ba.. Khái niệm Bài Tam Cúc được phân định lớn nhỏ như sau : Tướng > Sĩ > Tượng > Xe > Pháo > Mã > Tốt. Các quân bài cùng tên thì giá trị quân đỏ lớn hơn quân đen. Các bộ quân trong bài: Bộ đôi: Hai quân bài cùng màu, cùng tên như đôi Sĩ điều, đôi Pháo đen… Bộ ba: Ba quân Tướng-Sĩ-Tượng, Xe-Pháo-Mã cùng màu. Nhưng Sĩ-Tượng-Xe hay Tượng-Xe-Pháo thì không phải là một bộ ba. Tứ tử: Bốn quân Tốt cùng màu. Ngũ tử: Năm quân Tốt cùng màu. Cách chơi Tam Cúc có thể được chơi 4 người, 3 người hoặc 2 người. Nhưng nếu chơi ba người thì phải bỏ đi 1 con Tốt đỏ và 1 con Tốt đen hoặc bỏ đi 5 quân: Tướng ông, tướng bà, 1 sĩ điều, 1 sĩ đen và 1 tốt đen. Ban đầu, một người sẽ trộn bài và một người bắt cái. Cái sẽ được tính bằng cách đếm theo chiều tay phải của người bắt cái và đọc lần lượt từ Tướng->Sĩ->Tượng->Xe->Pháo->Mã->Tốt. Lá bài được bắt cái có tên là gì thì việc đếm sẽ dừng lại ở người tương ứng với tên bài đó. Nhà cái sẽ được ra bài đầu tiên và được chia bài đầu tiên. Khác với bài Tứ Sắc, các quân bài được chia hết cho tất cả mọi người tham dự chiếu bài. Người có cái sẽ ra bài đầu tiên và gọi bài. “một cây”, “đôi cây” hay “ba cây”… được gọi thì những người chơi còn lại sẽ tương ứng cho ra số cây bài của mình. Các cây bài được ra với mặt phải (mặt có ký hiệu quân) được giữ kín và úp xuống chiếu bài. Khi mọi người đã ra đầy đủ bài thì người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên rồi theo thứ tự những người bên cạnh, ai có lá bài có giá trị lớn nhất thì người đó được bài và giành cái. Tuy nhiên, tất cả mọi người được phép chui bài bằng cách chịu thua và không lật bài lên để khỏi lộ bài. Các bài thu bị gọi là rác và bị bỏ đi. Đặc biệt : Vì trường hợp một người có Ngũ tử hoặc Tứ tử hiếm khi xảy ra nên nếu chơi 2 người hoặc 4 người thì “Tứ tử trình làng”, hạ nhóm quân Tứ tử đó xuống chiếu và được ăn, nhưng không được làm cái. Nếu có Ngũ tử thì có quyền cướp cái và trình làng bất cứ lúc nào. Nếu chơi 3 người thì có Tứ tử cũng sẽ được trình làng bất kỳ lúc nào và cướp cái. (Chơi 3 người không có Ngũ tử vì thiếu 2 con Tốt đỏ và Tốt đen). Đến vòng bài cuối cùng trước khi hết quân, người cầm cái gọi đôi Tốt đen (nhóm quân có giá trị thấp nhất trong bài), nếu thắng thì được gọi là kết đôi, nếu cuối bài mà gọi được 3 Tốt đen thì được gọi là kết ba. Tuỳ từng nơi chơi, từng hội chơi mà giá trị kết đôi hay kết ba được tính thêm điểm vào lúc tổng kết cuối mỗi ván chơi. Việc “đi đêm” cũng có nhiều hội chơi sử dụng, đó là cách tráo đổi quân giữa những người chơi sao cho có lợi cho cả hai bên để được nhiều nhóm quân hơn. Khi “đi đêm”, các quân bài được úp mặt phải xuống chiếu để đảm bảo tên các quân tráo đổi được giữ kín. Các từ ngữ có nguồn gốc xuất phát từ Tam Cúc Đi đêm. Tứ tử trình làng. Ngũ tử cướp cái Nhắc đến tam cúc lại nhớ đến bài thơ của bác Hoàng Cầm. Bác Cầm nhà ta ngày còn bé vừa mê chơi tam cúc lại còn được trải nghiệm cả tâm trạng của người lớn nữa, hâm mộ bác quá! Cây tam cúc Hoàng Cầm Cỗ bài tam cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây! Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm Em đừng lớn nữa Chị đừng đi Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì Đứa được chinh truyền xủng xoẻng Đứa thua đáo gỡ ngoài thềm Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị Võng mây trôi Em đứng nhìn theo Em gọi đôi Chơi Bài Trong Ngày Tết Tháng Giêng ăn Tết ở nhà Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè. Mặc dầu bài bạc từ rất lâu đã bị các cụ xếp vào hàng tứ đổ tường: cờ bạc, rượu chè, trai-gái, hút xách, trong đó có hai thứ rất vô thưởng vô phạt là “cờ ” và “chè”. Tuy nhiên, trong các phiên chợ đôi khi cũng có vài người trải chiếu, với những bàn cờ thế để chờ những tay cao cờ tới đấu, được thua cũng có thể trả giá bằng tiền. Còn “chè” hay “trà” thì ngày xưa không ai kết án, nhưng ngày nay trong thời “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, rập theo khuôn mẫu “Bắc Kinh” nên trong những hoạt động của tập đoàn cao cấp cộng sản, đôi khi có nói tới “tiểu trà” hay “Đại trà” chẳng biết bên trong có vấn đề “tiền bạc” không? Còn thứ “trai-gái” đã làm cho tôi rất mù mờ vì chẳng hiểu “chơi” làm sao mà cũng bị ngăn cấm? Tuy bị “kết án”, nhất là vào thời trước chiến tranh, những dịp Tết Nguyên Đán, hầu như nhà nào cũng chơi bài bạc, người lớn có chiếu bạc người lớn, trẻ con, tùy theo tuổi tác cũng được phép chơi một vài thứ bài nào đó như Bầu Cua Cá Cọp, Tam Cúc, Bất. (1) Đã nói là bài bạc, thường phải “ăn tiền” mới vui và hấp dẫn, ít ai chơi không. Điều này cũng dễ vì ít nhiều bọn trẻ cũng có tiền mừng tuổi. Ngay từ tối mồng một Tết, trong túi đứa nào cũng, “xu, hào” rủng rỉnh, đã “hú” nhau lập bàn. image Các loại bài bạc cho đám trẻ: 1/ Bầu Cua Tôm Cá. 2/ Tam Cúc 3/ Tráo Bài Tây. 4/ Bất I/ Bầu Cua Tôm Cá. Đây là một môn chơi không những trong các nhà có trẻ, từ năm sáu tuổi tới người lớn, mà đầu đường, xó chợ nhiều chiếu Bầu Cua, Tôm, Cá, người chơi bu quang, tiếng xóc đĩa những con xúc xắc, tiếng hô mở , la ó, ồn ào. Môn bài bạc này gồm một chiếu bạc là một tờ giấy lớn, trên đó chia thành sáu cửa, mỗi cửa mang hình vẽ gồm: hình trái Bầu, con Cua, con Cá, con Tôm, con Nai, con Gà. Ba con xúc xắc sáu mặt có hình sáu con vật này. Trong Nam, môn chơi này gọi hơi khác là Bầu Cua Cá Cọp mặc dầu không có con Cọp trong sáu con vật trên chiếu bạc, nhưng thường gọi chung là “xóc Bầu Cua” “Có cô gái Đồ Long xóc Bầu Cua, Xóc một lúc ra ba con gà mái... (phong dao thời truyện chưởng Kim Dung ở Saigon) Số tham dự chơi có thể tới hàng chục người. Người chơi đặt tiền trong sáu ô trên chiếu. 1/ Cách chơi: Một người làm Cái, xóc 3 con xúc xắc trong cái bát úp trên một cái đĩa. Các “con bạc” đặt tiền vào ô con vật mình muốn đánh. Sau khi không còn ai đặt tiền thêm hoặc đổi ý chạy từ ô này sang ô khác, Nhà Cái mới “hô” mở bát. Ba con xúc xắc hiện ra ba con gì thì ai đã đặt tiền ở ô con tương ứng sẽ được nhà cái “giam” tiền (trả tiền). Nhà Cái sẽ “ăn” tiền đặt trong các ô không có con vật hiện ra trên đĩa. Đặc biệt: nếu ba con xúc xắc hiện lên hai hoặc ba con giống nhau thì ai đặt tiền trong ô này được nhà Cái giam gấp hai hay ba lần tiền đặt. Chơi Bầu Cua Tôm Cá càng đông người càng vui. Nhà ai ít người, đôi khi để tạo không khí vui vẻ ngày đầu Xuân, bố mẹ, chú, bác cũng tham gia với con cháu. Bầu Cua cũng rất phổ biến ngoài đường phố, chợ búa trong ba ngày Tết ở Việt Nam. Có nơi có cả hàng chục chiếu bạc loại này, ăn thua lớn, có tính cách sát phạt khiến nhiều người thua đậm. Ở đây, thắng bại tùy theo may, rủi. Vì thế, các bà, các cô thường ra chợ đánh để “bói” hên-xui cho năm mới. Nhưng cũng có những tay chơi sừng sỏ, biết tính toán, đật tiền ở nhiều cửa, họ có thể thắng lớn. Gặp người này, có khi nhà cái thua đậm. II/ Bài Tây Ba Lá. Ở chợ quê vào dịp Tết hay chợ phiên còn có một loại “cờ bạc” đặc biệt gọi là Bài Tây Ba Lá. Bài Tây ở đây là bài poker, nhưng chỉ dùng 3 con (lá bài), thường là 1 con Tây (King) và hai con số không có hình. Trên một cái bàn con, anh làm Cái đặt úp một hàng 2 con số, con Tây cũng úp nhưng nằm trên hai ngón tay cái và giữa của anh Cái. Trước mặt mọi người, anh ta cứ lần lượt đổi con trên tay với 2 con úp, nhưng mỗi khi tráo bài, anh Cái lại ngửa con bài trên tay cho mọi người xem trước, khiến người ta tưởng vị trí của con bài mới thay rõ ràng con nào trong ba con đó là con Tây. Người chơi đặt tiền vào 1 trong 3 con úp mà họ nghĩ chính là con Tây vừa tráo lá bài đó. Lúc ngửa ra, nếu là con Tây vừa tráo vào thì thắng, người chơi được giam tiền, nhưng nếu không phải con Tây họ sẽ mất tiền đặt. Đây là một loại cờ bạc “bịp” vì cách tráo bài mau tay của tay Cái. Người đứng nhìn cứ tưởng dễ ăn quá vì chính mắt trông thấy con Tây vừa được thay thế vào con bài nào, nhưng lại bị thua hoài. Giữa chợ búa đông người, một ngày mấy chục người thử chơi là anh Cái “sống” rồi. Nếu nhiều người đứng xem mà còn ngần ngại, anh Cái dùng mấy anh “cò mồi” đặt tiền chơi và anh Cái để cho thắng khiến người xem thấy “ăn” quá dễ dàng nên cũng nhào vào chơi... để cuối cùng rỗng túi. Lối chơi bài bịp ba lá này đã có lâu đời nơi chợ quê cách nay cả trăm năm, mà mẹ tôi và các bạn bè của bà đã từng thua cái lối cờ bạc này. Điều đó chứng tỏ lối tráo bài này mà còn tới ngày nay tức là các tay nhà Cái cũng có những đệ tử như nhà võ, được truyền dạy “bí kíp” mà chúng ta thường thấy trong các phim bộ. III/ Bài Tam Cúc. Môn bài bạc này thường chơi giữa những đám trẻ đã có trí khôn, các bà, các cô cũng rất thích chơi Tam Cúc. Cỗ bài Tam Cúc gồm 32 con bài, tên gọi giống như tên con cờ tướng: Tướng, Sĩ Tượng (voi), Xe, Pháo (súng ca-nông), Mã (ngựa), Tốt (lính). Trên đầu mỗi hình vẽ con bài, có tên của nó viết bằng chữ Nho. Mỗi cỗ bài 32 có lá, 16 con đỏ và 16 con đen, trong đó mỗi bên: 1 tướng, 2 sĩ, 2 tượng, 2 xe, 2 pháo, 2 mã và 5 tốt. Theo thứ tự, con tướng lớn hơn sĩ; sĩ lớn hơn tượng, tượng lớn hơn xe, xe lớn hơn pháo, pháo lớn hơn mã, mã lớn hơn tốt. Ngoài ra, cùng loại con bài (thí dụ mã đỏ, còn gọi là hồng, và mã đen), con đỏ lớn hơn con đen. Tướng đỏ gọi là Tướng Ông, Tướng đen thường gọi là Tướng Bà, tướng đen thua tướng đỏ. 1/ Cách chơi. Sắp bài: Bài Tam Cúc được sắp theo bốn cách: - Bộ Ba: Mỗi bộ ba gồm 3 con liên tiếp nhau, cùng màu đỏ hay đen. Bộ ba trên gồm tướng sĩ tượng; bộ ba dưới là xe pháo mã. - Đôi cây: cứ hai con giống nhau, cùng mầu là một đôi. - Những con lẻ không vào đôi nào thì đứng riêng. - Đặc biệt: nếu có 4 con Tốt cùng mầu gọi là tứ tử, năm con Tốt cùng mầu thì gọi là ngũ tử. 2/ Cách gọi và hơn thua. 32 lá bài chia đều theo số người chơi. Ván bài đầu tiên phải bắt cái xem ai được gọi trước. Một người nào đó rút ra một cây, rồi bắt đầu đếm từ người rút. Thí dụ rút con mã thì đếm: tướng, sĩ, tượng, xe pháo mã. Ai trúng tiếng “Mã”õ thì được làm cái, tức được gọi lá bài đầu tiên. Những ván bài sau, lần lượt tính từ bên tay phải, làm cái. Các người chơi, kín đáo xếp những lá bài trên tay thành đôi hay ba. Nhà cái có quyền gọi 1 cây (cây bài lẻ), đôi cây hay ba cây tùy theo bài mình có và tùy theo cách tính toán, kinh nghiệm chơi bài của mình, và úp những cây bài mình, để riêng ra. Những chân kia phải theo cách gọi của người cái xuống bài. Ai có đôi hay ba và đoán là lớn hơn lá bài của người gọi, lấy ra, úp xuống và để trước cửa của mình. Nếu không có, mình chọn hai hoặc ba cây bài lẻ, tương ứng với bài gọi, để chui. Sau khi tất cả người chơi đã “ra quân”, người cái lật bài của mình trước. Các người khác cũng lật bài của họ lên. So sách những đôi hay ba với nhau. Bộ ba trên (tướng sĩ, tượng) ăn những bộ ba dưới (Xe, pháo Mã), rồi, bộ đôi, ba cùng loại thì bộ đỏ ăn bộ đen. Ai được thì ngửa bài mình để trước cửa, ai thua thì bài úp và để chung một chỗ (gọi là “túp” hay chui bài). Người thắng này trở thành người có quyền gọi lá bài kế tiếp. Luật chơi thường cấm không được ra đầu một, đôi hay bộ ba có những con bài Tướng, Sĩ Tượng. 3/ Số người chơi. Sau khi chơi hết các con bài trên tay, nếu bốn người chơi (chân bài), mỗi người có 8 cây, thì mỗi người phải có 2 lá bài thắng, chân bài coi như hòa hay bình chân. Nếu không có cây nào hay chỉ được một thì phải trả tiền bấy nhiêu cây mình thiếu đó từ người khác có nhưng con bài thắng (sau khi trừ hai con bình chân của mình) hay ngược lại, người thắng quá 2 con, số thừa bán cho những ai thiếu. Nếu có ba ngưòi chơi (3 chân), cỗ bài bỏ ra hai con tốt một đỏ và một đen, hay 2 con Tướng (mỗi người 10 lá bài). Cách bỏ hai tướng, trong những cây còn lại thì sĩ đỏ lớn nhất và lúc đó mỗi chân bài phải có 3 cây thắng... Riêng người cái phải có 4 cây thắng. Bài Tam Cúc có thể chơi tay đôi. Chơi hai thì mỗi người có16 cây bài. Cách chơi này hai bên đều biết bài của mình cũng như bài của đối phương. Vì thế, cuộc chơi khó thắng. Nhưng cái hay của lối chơi này cao thấp tùy thuộc vào người khôn ngoan biết đoán ý của đối phương. 4/ Những lá bài đặc biệt. a/ Tứ Tử hay ngũ tử: Nếu vừa lên bài mà ai có 4 hay năm cây tốt đỏ hoăïc đen thì được “trình làng” (gọi tứ tử hay ngũ tử trình làng) trước khi nhà cái gọi cây bài đầu và coi như được thắng 4 hay năm cây này. Riêng ai có ngũ tử thì còn dành được quyền là cái, tức là gọi cây đầu tiếp theo đó. Tứ tử thì sau khi trình làng, người cái vẫn gọi lá bài đầu. Nếu có tới hai nhà có ngũ hay tứ tử thì ai có quân đỏ sẽ thắng tứ hay ngũ tử đen. Nếu một bên có tứ tử, một bên ngũ tử thì bên ngũ tử thắng. Bên có tứ tử có thể giữ 4 quân tốt của mình lại. Nếu may mắn mình thắng một hai cây kế tiếp, có quyền làm cái thì gọi 4 cây tứ tử của mình. Nếu không có dịp gọi thì tứ tử này đành phải chui. b/ Toàn Hồng hoặc Toàn Đen: Nếu khi lên bài của mình mà các lá bài đều đỏ hoặc đen cả, không cần đánh tiếp vì người này được coi như thắng cả bằng ấy lá, các người khác phải mua những con bài của chân mình ( hai hay ba cây). 5/ Ăn kết: Đây là phần phụ của môn chơi tùy thuộc vào giao hẹn trước. a/ Kết thường: nếu ai đương là cái (có quyền gọi) thắng lá bài cuối cùng là những đôi từ xe đen trở xuống, hoặc bộ ba đen dưới thì gọi là “ăn kết”. Nếu người cái gọi đôi cây pháo đen mà bị một người khác có đôi xe đen bắt thì người có đôi xe đen không được coi là “ăn kết” (nếu giao hẹn trước cho đôi xe này cũng được ăn kết thì gọi là “ăn kết đè”). Cũng tùy theo giao ước, người ta lại cho ăn kết xe, pháo , mã, tốt đỏ (hồng). Một người có lá bài ăn kết thì mỗi nhà thua phải trả gấp đôi số lá bài cần có của mình. Thí dụ chơi bốn ngưới thì cuối bàn chơi, mỗi người phải có hai lá bài thắng. Trong trường hợp có người ăn kết thì người có hai lá này phải trả cho người ăn kết tiền 2 cây bài. Nếu có 3 cây thì trả một. Nếu có 4 cây thì hòa. b/ Kết Nhất bộ Nhị: Trường hợp người gọi lần cuối cùng là đôi tốt đen mà thắng (không ai có đôi lớn hơn để bắt) thì người này được ăn kết nhất bộ nhị. Thắng cái kết này, mỗi người phải trả gấp 4 lần cây bài thua. Thí dụ trường hợp trên, người không thắng cây nào phải trả cho người thắng kết nhất bộ nhị tiền 8 cây bài, người thắng 2 cây phải trả người ăn kết tiền 6 cây bài v.v. c/ Đè kết: Trong trường hợp người gọi đôi cây cuối cùng là tốt đen, thắng kết nhất bộ nhị. Nếu lúc đó, một ai có đôi tốt đỏ (những chân khác không ai có đôi lớn hơn) thì người có đôi tốt đỏ thắng đôi tốt đen ăn kết của người gọi, người ta gọi là đè kết. Người gọi đôi tốt đen thua sẽ phải đền cho người có đôi tốt đỏ những số tiền mà lẽ ra họ thu được nếu thắng lá bài đôi tốt đen. Tùy theo hẹn trước, nếu ván bài có người ăn kết nhất bộ nhị, nhà nào có đôi sĩ hay đôi tượng (đỏ hay đen) mà ra vào cây bài thứ hai củng bị đền thay mọi người trả tiền cho người thắng (các chân bài khác không bị mất tiền) vì đã ra quá sớm, không giữ lại để có thể phá cái kết tốt đen này (luật này hơi khắt khe nên chỉ có những người lớn chơi với nhau mới có). d/ Xe kè hay xe cọc cạch: cũng theo giao hẹn, mọi người chấp nhận chơi xe kè. Khi vừa lên bài, nếu ai có những con xe khác mầu nhau (một đôi cùng mầu không được) thì được ăn xe kè, mỗi chân bài kia phải trả ngay cho người có xe kè tiền một cây bài.. Đôi khi họ góp tiền trước (người nào không muốn chơi thì khỏi góp, nếu có xe kè cũng không được hốt), ai có “xe kè” trình ra thì hốt. Nếu có hai người trở lên đều có xe kè thì hòa, tiền để lại ván sau. Thường khi chơi ăn kết thì không ai chơi xe kè vì sợ làm trống bài. Bọn trẻ hay chơi đi đêm nhất là với người lớn, bà nội bà ngoại. Đi đêm hai người bí mật úp bài khơng cho ai biết) trao đổi với nhau một vài con bài. Bà thì muốn cho cháu vui nên bao giờ cũng đi con bài lớn (sĩ, tượng...) còn các cháu thì lại đi những con bài nhỏ vì biết thóp ý bà. Ngày Tết chơi Tam Cúc khá thú vị, nhất là lại có sự tham dự của bà nọâi, bà ngoại với các cháu thì vui không tả được. Thường giá mỗi quân bài chừng một vài hào (ngày xưa). Ở nhà quê tôi xưa, bọn trẻ được phép chơi Tam Cúc cả ba ngày Tết, anh chị em, bạn bè chơi trong ổ rơm (nhà quê) hay giường ngủ rất ấm cúng. Có khi không chơi bằng tiền mà bằng một hai cái kẹo một cây bài. Bài Tam Cúc đã từng đi vào văn học Viet Nam. Trong truyện Lan Và Hữu của Nhượng Tống (hình như tác phẩm này đã mất vì từ lâu không thấy xuất hiện hoặc nhắc tới). Câu truyện rất “Đường Thi” vì xẩy ra thời còn có những nhà Nho. Một nho sinh đẹp trai tên Ngọc được hai cô gái Lan và Hữu cùng yêu, nhưng Ngọc yêu cô em họ xa là Hữu hơn. Trong một đêm đi đò lên chùa Hương, ba người chơi tam cúc. Một ván bài cô nàng Lan gọi đôi cuối cùng là tốt đen để ăn kết Nhất Bộ Nhị. Anh chàng Ngọc lại có đôi tốt đỏ, lẽ ra phải bắt cái kết này. Nhưng vì sợ Lan buồn, Ngọc lặng lẽ chui hai con tốt đỏ để Lan thắng. Nhưng không may, cô nàng Hữu trông thấy, lật tẩy anh chàng Ngọc, làm toáng lên khiến cuộc chơi phải chấm dứt trong trong hờn giận lẫn bẽ bàng. Sau đây là mấy lá bài lần lượt là: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt. Vì không có mầu nên không phân biệt được đen hay đỏ. Hoàng Cầm có, một bài thơ Tam Cúc rất “lá diêu bông”: Cây Tam Cúc Cỗ bài Tam Cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi hai cây Trầu cay, má đỏ Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em Ngó cây bài tìm hơi tóc ấm Em đừng lớn, Chị đừng đi Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì Đứa được Chinh truyền xủng xoẻng Đứa thua Đáo gỡ ngoài thềm Em đi đêm tướng điều, sĩ đỏ Đổi xe hồng đưa chị đến quê Em Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tình vàng cưới Chị võng mây trôi Em đứng nhìn theo, Em đôi. CỜ NGƯỜI: Trong những dịp Tết hay đình đám, các cụ ta xưa có bầy môn cờ tướng mà bàn cờ được làm ngay trên sân đình chùa, các con cờ được làm bằng những tấm bảng do người giữ, người ta gọi là Cờ Người. Hai bên chơi có thể là một hay nhóm người. Mỗi khi đi một nước nào đều được hô lớn, và người mang con cờ đó di chuyển trên bàn cờ. Chung quanh, có đông người xem, rất vui. Không biết môn chơi có tính chất văn hóa này ở trong nước có còn được tổ chức không? Hồ Xuân Hương có một bài thơ Đánh Cờ rất nổi tiếng trong văn học. image III/ Bài Bất 1/ Cỗ bài Đây là một môn bài bạc khá phổ thông ở Việt Nam ngày trước. Nó cũng là một loại bài có hình và chữ nho trên đầu quân bài. Bài có 38 lá (quân bài), chia ra 4 họ là Thập, Vạn, Sách, Văn. Mỗi họ có 9 con bài từ một (nhất) hai (nhị), ba (tam), bốn (Tứ) năm (ngũ), sáu (lục) bảy (thất) tám (bát) chín (cửu). Ngoài 4 con một (nhất) của 4 họ, còn hai con một (nhất) không thuộc họ nào là con Chi Chi và Thang Thang. Dưới đây là hình những con “nhất” (một điểm) theo thứ tự là Ông Cố ( hay Cụ) nhất Thập, tiếp theo là Nhất Vạn, nhất Sách, Nhất Văn và hai con Chi Chi, Thang Thang. 2/ Cách chơi - Số người (còn gọi là cửa), không giới hạn, nhưng từ 4 đến 8 người là thường nhất. Họ ngồi quay quần thành vòng tròn. Tiền đánh từng ván bài được đặt trước cửa mỗi người chơi, nhiều, ít khác nhau. Cỗ bài 38 lá sau khi “trang” tức đảo bài nhiều lần trên tay. Người vừa thắng rút từ cỗ bài một lá. Người ta đếm từ người vừa bắt cái tới cuối con số, thí dụ bắt được con Tam, người ta đếm từ người bắt cái tới người thứ ba. Người này là người rút bài trước tiên. Sau đó, cỗ bài (gọi là bài nọc) được úp trên một cái đĩa và cuộc chơi bắt đầu. Người thứ ba nói ở trên được “rút” đầu tiên cho ván bài này. Kế tiếp là ngưòi sau theo vòng kim đồng hồ ... Rồi cứ lần lượt tiếp theo đó cho vòng thứ hai, thứ ba... Dĩ nhiên ai rút được những con bài mà tổng số “mười” là lớn nhất. Nếu vượt quá số này thì chân bài này bị “tịt” thức là thua. Tuy nhiên, khi được tám hoặc chín hay thấp hơn, sợ rút nữa, tổng số sẽ quá 10, người này có thể ngưng. Nhà Cái cũng theo qui luật rút tuần tự như vừa nói. Bài Bất người ta chơi rất cẩn thận, biết tính toán và nhất là kín đáo. Khi mọi chân bài không ai muốn rút nữa, người nhà Cái lật ngửa cỗ bài trên đĩa “nọc”. Sau đó, mọi người lần lượt lật bài của mình lên. 3/ Cách tính điểm ăn-thua: Để định hơn kém, người ta cộng số điểm của các quân bài mà họ đã rút được. Nhà Cái so sánh số điểm của mình với từng bài của từng người chơi (chân bài): - Chân nào thua tức có số nhỏ hơn nhà Cái, sẽ bị mất tiền đặt cửa, nếu lớn hơn, nhà Cái phải chung tiền bằng đó cho chân bài này. Trong trường hợp nhà Cái “tịt” (quá mười điểm) thì phải chung tiền cho cả “làng” trừ những chân bài cũng bị tịt như mình. Nếu nhà Cái và nhà con bằng điểm nhau, thì ai trong bài có con mang họ lớn hơn sẽ thắng. Thí dụ nhà Cái được chín điểm, trong đó có một con mang hàng “Thập” thì thắng các bài chín điểm không có con nào có hàng Thập hoặc có hàng Thập nhưng con nhỏ hơn. Đặc biệt một trong những lá bài này là Ông Cụ (con nhất của hàng Thập) thì coi là lớn nhất (hơn cả chân có con cửu Thập). Trong ván bài nào, có cửa được 10 điểm mà nhà Cái chỉ có 9 trở xuống thì người 10 điểm này sẽ được thay làm cái cho những ván kế tiếp. Nếu nhà cái cũng 10 điểm thường không thay đổi nhà cái (tùy giao ước trước như 10 nào hơn thì giữ Nhà Cái). Chơi nước: tức chơi nước bài hơn kém. Tùy theo giao ước, các người chơi góp một số tiền đều nhau được gọi là tiền nước theo từng ván bài, và tùy ý chơi hay không. Thí dụ định trong ván bài ai được chín hay mười cao nhất thì ăn số tiền góp nước này. Vì thế, người muốn ăn nước thường cố rút bài để được chín, mười. Trong ván bài, không ai được chín hay mười, nước sẽ được để lại ván sau. Chơi kiểu này bài rất dễ bị tịt, nên người làm Cái không tham dự và thường có lợi. Bài Bất chơi lớn, nhỏ tùy theo tiền đật cửa. Tiền này thường không giới hạn. Đám trẻ chơi mỗi cửa đặt vài ba đồng, trong khi người lớn chơi đặt cửa có thể lên tới tiền trăm, có khi tiền nghìn. Chơi ké những người ngồi ngoài (có thể vì đã có nhiều chân con rồi “làng” không nhận cho chơi nữa hoặc vốn ít, không dám ngồi chơi. Những người này có thể (nếu cả “làng” cho phép) góp thêm vào một cửa và được, thua ăn theo cửa này. Người ta gọi kiểu chơi này là “ké bài”. Trong những chiếu chơi lớn, khi ván bài chơi mà chân con thắng nhà Cái ( mười điểm) bắt buộc phải làm Cái. Trong trường hợp này, chân con yếu vốn, sợ lật bài ra để thắng, sẽ phải làm “Cái” nên nhà này lẳng lặng chui bài mười điểm hơn, coi như thua. Những người chơi ké cửa này mất tiền oan uổng. Nói về bài bạc trong ngày Tết, như ca dao xưa, có thể cả tháng giêng và hai. Những môn chơi kể trên, chỉ có bài Bất là người lớn, thường là thanh niên, có thể chơi sát phạt nhau. Các cụ ta tổ tôm hay chắn mới là những môn chơi được ưa chuộng. Chơi Chắn dễ sát phạt nhau, còn tổ tôm thường được các cụ nho nhã ưa chơi vì lối chơi thâm trầm và tài trí hơn kém. Môn Tổ Tôm rất gần với bài Mạt Chược của Tầu, không biết nhân dịp nào nó đã biến thành môn Tổ Tôm của người mình, hay ngược lại. Trong Nam thì có môn Tứ Sắc rất thịnh hành. Soan giả rất mong có dịp viết về những môn chơi bài phức tạp này, vì chúng có màu sắc văn hóa, ghi lại như là một cách gìn vàng giữ ngọc. Trong dân gian, còn một môn bạc nhà nghề, đánh ăn tiền và rất bình dân là Xóc Đĩa. Nó có “sòng bài”, chơi giống bài Tài Sửu của người Tầu. Còn một vấn đề khá khó khăn là truy lùng ý nghĩa cái tên củacác môn bài bạc vừa nói ở trên. Bầu Cua hay Tứ Sắc thì tương đốùi có thể hiểu được, còn tại sao lại gọi là Tam Cúc, Bất, Tổ tôm, chắn? Quí vị nào biết, xin mách dùm. Bài Chắn là một kiểu chơi bài miền Bắc với bộ bài cổ truyền Tổ Tôm. Tương tự như bài Phỏm hay Xệp, người chơi trong quá trình chơi ăn bài và vất rác để bài được tròn, và đặc biệt hơn, đòi hỏi gò bài để giữ lại những tổ hợp bài nhiều điểm. Cách chơi bài Chắn không khó một khi bạn nhận ra được mặt quân bài. Bài Chắn chơi hấp dẫn với nhiều cước ù khác nhau. image Một câu để giúp nhận ra chữ là "vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng". Những lá bài được vẽ với khoanh đỏ (hàng yêu, bát vạn, bát sách, cửu vạn, cửu sách) được gọi là bài đỏ, những lá còn lại gọi là bài đen. Chắn chỉ dùng 100 lá bài trong bộ bài Tổ Tôm, gồm những lá bài chi và những lá bài trong 8 hàng từ nhì đến cửu. Xin chắc chắn bạn có thể nhận ra những lá bài chắn trước khi chơi. Chắn và Cạ Mục đích chơi bài là nhóm những lá bài mình có thành chắn và cạ. Một chắn gồm có 2 lá bài giống nhau, ví dụ như 2 lá tam vạn. Một cạ gồm có 2 lá bài khác nhau nhưng cùng hàng, ví dụ như thất vạn và thất sách. Chơi bài Chắn Trong một ván bài, mỗi người ban đầu được chia 19 lá bài, ngoại trừ người đi đầu có 20 lá. Ván bài bắt đầu với người có 20 lá vất đi một lá rác vào tụ bài bên phải của mình, gọi là cửa chì. Người dưới tay có thể (1) ăn lá bài trong cửa chì của người trên tay và đánh một lá bài khác vào cửa chì của mình, hay (2) bốc một lá bài trong tụ vào cửa chì của mình, ăn lá bài này, và vất lại một lá bài khác vào cửa chì của mình, hay (3) bốc một lá bài trong tụ vào cửa chì của mình nhưng không ăn. Ván bài tiếp diễn theo thứ tự ngoại trừ khi có người chíu, hay có người tròn bài ù và kết thúc ván bàị. Để ăn một lá bài, người chơi cần hạ trên tay xuống một lá bài để tạo với lá bài mình muốn ăn một chắn hay cạ. Việc ăn bài và vất bài là để giảm đi những lá bài rác không nằm trong chắn hay cạ. Giới hạn về cách ăn bài và vất rác Việc ăn bài và vất rác cần phải tuân thủ theo những điều kiện saụ: 1. Ưu tiên ăn chắn: Nếu khi ăn 1 lá bài và trên tay có lá bài đó, phải ăn lá bài vào chắn. 2. Cấm đánh chắn: Nếu trên tay có 1 chắn, không được vất rác cả 2 lá của chắn đó trong ván. 3. Luật bỏ ăn chắn: Nếu ăn hay bỏ không ăn một lá bài nào, sau này đều không được vất lá bài đó làm rác. Nếu đã vất một lá bài nào, sau này không được ăn lá bài đó lại. 4. Ăn chọn cạ: Nếu trên tay đang có cạ trong một hàng nào đó, không được ăn cạ trong cùng hàng. 5. Ăn và đánh cạ: Nếu đã ăn cạ rồi, không được vất 2 lá bài của một cạ trên tay làm rác. Nếu đã vất 2 lá bài của một cạ trên tay làm rác, sau này không được ăn cạ và chỉ được ăn chắn. 6. Cấm ăn cạ chuyển chờ: Khi còn 1 con rác chỉ được ăn chắn, không được ăn cạ. Điều kiện chíu Nếu trên tay một người có 3 lá bài giống nhau (ví dụ như 3 lá cửu vạn) và một lá bài còn lại được bốc trong tụ lên hay đánh rác ra, người có 3 lá bài đó có thể chíu để ăn thành một bộ 4 lá bài. Trong trường hợp quận chơi hiện tại không phải là của người chíu, người chíu bài cần vất lại một con rác (gọi là trả cửa) cho người đang có quận để thay thế cho lá bài bị ăn để ván bài có thể tiếp tục bình thường. Nếu quận chơi hiện tại là của người chíu, người chíu bài vất rác vào cửa chì của mình như khi ăn bài thường. Điều kiện ù Khi lá bài trong tụ được lật lên, nếu lá bài này cùng với 19 lá bài của một người chơi hợp thành 10 cặp chắn hay cạ, trong đó có 6 chắn trở lên, người chơi đó ù và thắng ván bài. Một ngoại lệ là để ù khi lá bài bốc lên là lá chi, người chơi cần tạo đúng 6 chắn và 4 cạ để ù. Một ngoại lệ khác là nếu sau khi chíu nhưng trước khi vất rác, người chíu có đủ 10 cặp chắn hay cạ, trong đó có 6 chắn trở lên (hay đúng 6 chắn nếu chíu lá bài chi), người chíu đó ù và thắng ván bàị. Cách tính điểm Số tiền thắng sau khi ù tùy thuộc vào bài của người ù. Sau đây là những cước bài dùng cho tính điểm, cũng như giá trị điểm và dịch của nó: 1. Ù thông: ù ván trước và ván này ù tiếp: 3 điểm 1 dịch 2. Ù chì: lá bài ù là lá bài mình bốc lên: 3 điểm 1 dịch 3. Thiên ù: người đi đầu tiên bốc lên 20 lá bài với đủ chắn và cạ: 3 điểm 1 dịch 4. Tôm: bài cù có tam vạn, tam sách, và thất văn: 4 điểm 1 dịch 5. Lèo: bài cù có bát sách, cửu vạn, và lá bài chi: 5 điểm 2 dịch 6. Bạch thủ: ù với đúng 6 chắn, và khi đợi ù, chỉ đợi được đúng một quân để ù (còn gọi là ù hẹp và không ù với 3 đầu): 4 điểm 1 dịch 7. Bạch thủ ù chi: ù bạch thủ với lá bài chi: 6 điểm 3 dịch 8. Thiên khai: khi bài bốc lên có 4 lá giống nhau: 5 điểm 2 dịch 9. Chíu: bài bốc lên có 3 lá giống nhau và ăn được thêm lá còn lại: 5 điểm 2 dịch 10. Bòn: ăn được 2 chắn tạo thành 4 lá giống nhau: 5 điểm 2 dịch 11. Bạch định: bài ù với 20 lá bài đen: 7 điểm 4 dịch 12. Tám đỏ: bài ù với 8 lá bài đỏ, 12 lá bài đen: 8 điểm 5 dịch 13. Kính tứ chi: bài ù với 4 cây chi và 16 cây đen: 12 điểm 9 dịch 14. Thập thành: bài ù với 10 chắn: 12 điểm 9 dịch Nếu ván bài ù có Thập thành, điểm thắng là tổng số điểm của các cước. Nếu bài ù không có cước nào (ù xuông) hay chỉ có cước 3 điểm như thông, chì, thiên ù, điểm thắng là tổng số dịch có được cộng thêm 2. Trong tất cả những trường hợp còn lại, điểm thắng là tổng các dịch còn lại cộng thêm 3. Ngoài điểm tính ở trên, 4 cước khó gò bạch định, tám đỏ, kính tứ chi, thập thành, cũng như cước bạch thủ nếu ù ở cửa chì còn được thắng thêm điểm gà, 5 điểm cho mỗi cước này. Bài tiến lên: Tiến lên là một cách chơi bài của Việt Nam, được chơi bởi hai đến bốn người. Trò chơi này sử dụng bộ bài Tây để chơi và bắt nguồn từ Trung Quốc không có dẫn chứng! (Tiếng Trung: 争上游, Bính âm: Zheng Shangyou) và cũng tương tự với cách chơi bài Big Two, President của Tây phương. Lịch sử: Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách chơi này, và khi nào thì quả thật hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập tới; chỉ biết rằng trò chơi này rộ lên vào khoảng những năm 80 của thế kỷ 20. Quy Định: * Các lá bài: - Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Mỗi quân bài gồm 2 phần là số và chất (Vd: quân 5♥ có số là 5 và chất là cơ). - Giá trị (độ mạnh) của các quân bài phụ thuộc trước tiên vào số, nếu 2 quân bài cùng số thì sẽ so sánh theo chất. Xếp hạng "độ mạnh" theo số và chất như sau: * 2 (heo)> A (xì)> K (già)> Q (đầm)> J (bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3. * ♥ cơ> ♦ rô> ♣ chuồn (tép-trèfle, nhép)> ♠ bích. Vậy: * Lá 2♥ (heo cơ) là lá bài chiếm ưu thế tuyệt đối * Lá 3♠ (ba bích) là lá bài yếu nhất trong trò chơi * Lá 10♠ (mười bích) lớn hơn lá 9♥ (chín cơ). Thứ tự tăng dần độ mạnh của các lá bài từ trái qua phải Chia bài: - Một bộ bài tiêu chuẩn (52 lá) được chia đều cho bốn người chơi, mỗi người 13 lá bài (trường hợp chơi không đủ bốn người thì mỗi người cũng chỉ được nhận 13 lá, các lá còn dư được để riêng ra). - Những người chơi có thể tự quyết định xem ai là người chia bài. Thông thường, bài được chia theo ngược chiều kim đồng hồ, người chia bài nhận lá bài đầu tiên. Xếp Bài: Các kết hợp đơn giản * Rác: bài rác (bài lẻ) là những lá bài riêng lẻ không thể kết hợp với lá bài khác theo số hay chất. Ví dụ: ♥2 || ♠Q || ♦4 * Đôi: 2 quân bài cùng số. Ví dụ: đôi ♠4♣4 hoặc đôi ♥A♠A * Ba lá: 3 quân bài cùng số. Ví dụ: ♠4♦4♥4 || ♠K♦K♣K || ♥2♠2♦2 * Sảnh (dọc): 3 hoặc nhiều hơn 3 quân có số liên tiếp. o Ví dụ: ♣4 ♣5 ♣6 || ♥6 ♥7 ♥8 ♥9 ♥10 || ♠8 ♠9 ♠10 ♠J ||♦Q ♦K ♦A. o Heo không được nằm trong sảnh. o Sảnh từ 3 đến A được gọi là sảnh rồng. Khi so sánh các nhóm (đôi, ba lá, sảnh,..) bài với nhau, giá trị của nhóm được định đoạt bởi giá trị của quân bài mạnh nhất trong nhóm. Ví dụ: * ♠5♦5♥5 thắng ♠4♦4♥4 * ♥J♥Q♠K thắng ♥6♥7♥8 (♠K thắng ♥8) Các kết hợp đặc biệt (tiếng lóng gọi là "hàng") * Đôi thông: Là sự kết hợp từ ba đôi trở lên có số liên tiếp nhau. Kiểu này không áp dụng ở miền Bắc Việt Nam o Ví dụ: ♥3 ♦3 ♥4 ♦4 ♥5 ♦5 || ♠10 ♣10 ♠J ♣J ♠Q ♣Q ♠K ♣K ♠A ♣A || ♠10 ♣10 ♥J ♣J ♠Q ♦Q * Tứ quý: 4 lá bài cùng số. Ví dụ: ♥4♦4♣4♠4 - Hàng có khả năng đánh thắng đặc biệt gọi là chặt, chẳng hạn tứ quý có thể chặt đôi heo... Khi đó người chặt sẽ được thưởng & người bị chặt sẽ bị phạt. - Hàng cũng có thể bị thối khi người có hàng về bét mà vẫn còn hàng trên tay (sẽ bị phạt). Luật chơi: * Đây là kiểu chơi giải phóng bài, nghĩa là ai hết bài trước thì thắng. * Ván khởi đầu: là ván bắt đầu cuộc chơi, hoặc là ván bắt đầu lại khi có người tới trắng. Trong ván khởi đầu, ai sở hữu lá ♠3 (ba bích) thì được đánh trước nhưng bài đánh ra phải có lá này trong đó. Những ván không phải ván khởi đầu: Người thắng ván trước được đi trước. * Lần lượt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, mỗi người được ra một quân hoặc một bộ quân bài. Trừ trường hợp "chặt" (xem ở dưới), bài người sau ra phải cùng kiểu và lớn hơn bài trước (để đè bài trước). Cùng kiểu nghĩa là cùng là rác, đôi, sảnh,... * Nếu không ai ra đè được tiếp thì người ra bài cuối cùng được tiếp tục ra bài. Nếu người ra bài cuối cùng ấy đã hết bài (đã tới) thì người gần nhất bên phải họ được ra bài (luật này gọi là "hưởng sái") * Mỗi khu vực, mỗi vùng miền có luật chơi riêng, tùy vào sự thỏa thuận ban đầu của những người chơi. Kiểu Miền Nam Tới trắng - Là 1 kiểu thắng (tới) đặc biệt: Thắng ngay sau khi chia bài (không cần đánh), khi người chơi có một bộ quân đặc biệt nào đó, chẳng hạn có tứ quý heo. - (Có nơi quy định thêm 2 trường hợp của tới trắng là: có đếm heo hoặc không. Đếm heo (đúng ra là đếm heo & hàng) nghĩa là những người thua nếu có heo, hàng thì sẽ tính là bị thối & bị phạt cho người tới trắng. - Vì tới trắng đếm heo được thưởng nhiều hơn nên yêu cầu phải khắt khe hơn, theo nghĩa xác suất xảy ra là khó hơn. Chẳng hạn 6 đôi thì tới trắng hông đếm heo, còn 6 đôi thông thì tới trắng có đếm heo). - Khi người chơi có một trong các bộ quân đặc biệt sau họ sẽ được tới trắng: * Tại các ván khởi đầu: o Tứ quý 3 o 3 đôi thông có ♠3 * Tại các ván khác: o Sảnh rồng o 6 đôi (không cần thông) o 5 đôi thông o 4 sam (4 bộ 3) o 2 tứ quý o Tứ quý heo: ♥2♦2♣2♠2. o 12/13 lá bài cùng màu ♣♠ hoặc ♥♦ - Nếu có hơn 2 người có khả năng tới trắng (tại các ván khởi đầu, trường hợp này không thể xảy ra), người nào ngồi gần nhất với người đi trước (ở ván hiện tại) theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (chiều đánh bài) thì người đó được ưu tiên. - "Người đi trước" là người được ra bài đầu tiên trong ván, và thường là người thắng ở ván trước. (Ngoại lệ ở trường hợp ván trước có người bị đền cóng thì người ấy được đi trước). "Cóng" - Một người chơi nào đó chưa đánh ra được một lá bài nào trong lúc người khác đã đánh hết bài, sẽ bị "thua cóng". Người này sẽ bị phạt thua 2 ván nhất và bị kiểm bài, đếm số lượng "heo", "hàng" còn trên bài để phạt thêm. Người ăn cóng là người tới nhất. Luật quy định: 1. "Cóng" 1 nhà (một người bị "cóng"): 2 người còn lại vẫn tiếp tục chơi để tranh vị thứ 2, 3. 2. "Cóng" 2 nhà: Người còn lại về nhì. 3. "Cóng" 3 nhà: Lúc này, sẽ xét đến việc "đền bài": có bài đánh được mà không đem ra đánh. Việc xét này được tính theo vòng đánh (ngược chiều kim đồng hồ) từ người vừa tới nhất. Ai bị "đền bài" sẽ phải bị phạt thay cho cả "làng". Nghĩa là người tới nhất sẽ vẫn được thưởng 1 lượng như trong trường hợp không có ai đền bài. Tuy nhiên 2 người còn lại (không đền bài và cũng không tới nhất) sẽ không được & không mất gì. Ở ván sau, người đền bài sẽ được đi trước (ra bài đầu tiên). "Chặt" - "Chặt" là khái niệm để chỉ việc người chơi dùng những kết hợp đặc biệt ("hàng") để đem ra đánh "heo" (vốn rất có ưu thế) hoặc "hàng". Nguyên tắc "chặt": 1. 3 đôi thông được chặt một heo, hoặc 3 đôi thông nhỏ hơn. 2. Tứ quý được chặt một heo đôi heo, 3 đôi thông bất kì, tứ quý nhỏ hơn. 3. 4 đôi thông được chặt một heo, đôi heo, 3 đôi thông, tứ quý, 4 đôi thông nhỏ hơn và được chặt tự do, không phải theo vòng chơi. - "Chặt chồng" cuối cùng là tổng kết tất cả các hành vi "chặt" trước đó. Người bị chặt sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ tiền chặt. "Thúi" (thối) heo, hàng - Đây là trường hợp xảy ra cuối một ván bài. Người về bét nếu còn "heo" hoặc "hàng" thì sẽ bị phạt. Người được hưởng là người về thứ ba (trừ trường hợp tới trắng có quy định riêng) Cách tính thưởng/ phạt khi chặt/ thối heo/ hàng * Phạt "thúi" heo/hàng bao nhiêu thì phạt "chặt" heo/hàng bấy nhiêu. * Nếu lấy 1 ván bét làm đơn vị (ta gọi là 1 cược) thì: o Heo đen = 1/2 cược o Heo đỏ = 3 đôi thông = 1 o Tứ quý = 1.5 o 4 đôi thông = 2 * Nếu người bị "chặt" cuối mà tới luôn (tức đánh heo/ hàng cuối cùng và có người "chặt" con heo/ hàng này) thì không ai bị phạt/ thưởng gì hết. Các luật bên lề * Khi đến lượt mình ra bài mà có lời nói hoặc động tác khiến những người chơi còn lại hiểu là cho qua lượt thì mặc nhiên không được hồi lại. * Khi đến lượt mình ra bài mà có lời nói về lá bài định ra thì phải hạ lá bài đó xuống, không được thay đổi. * Khi người đi trước chưa quyết định chính thức hạ bài mà người đi sau vội vàng hay hấp tấp hạ bài của mình thì người đi trước có quyền yêu cầu người đi sau cầm lại bài lên, như vậy, người đi sau đã bị lộ bài. * Người chơi không được có động tác đếm, kiểm tra các lá bài đã được hạ xuống, chỉ được tính nhẩm. * Người chơi có quyền không cho người khác biết mình còn bao nhiêu lá bài trong tay. Thứ tự tăng dần độ ưu tiên của các lá bài từ trái qua phải Kiểu Huế * Ở các tỉnh Bình Trị Thiên, ♣3 được đánh đầu tiên chứ không phải ♠3 * Nếu ván đầu tiên một người có tứ quý 3 thì vẫn cứ đánh sao cho ♣3 đầu tiên, cây ♠3 còn lại có giá trị tương đương tứ quý 3. * Nếu ván đầu tiên có 4 đôi thông ♣3-4-5-6 thì có thể đánh 3 đôi thông 3-4-5, đôi 6 lúc đó vẫn mang giá trị 4 đôi thông 3-4-5-6 * Đút 3 bích (đút 3 mù): Nếu 1 người về nhất bằng việc "cạch" ♠3 ở nước cuối thì tính 3 người kia thua chót. Nếu 1 người về nhì bằng việc cạch ♠3 ở nước cuối thì 2 người kia cùng thua chót. * Thúi 3 bích : Nếu 1 người về chót còn cầm ♠3 trên tay thì sẽ bị phạt tương đương thúi heo cơ. Kiểu Đà Nẵng * Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, 3 đôi thông chỉ có thể được dùng để cướp cái, không có tác dụng chặt heo hay chặt tứ quý. * "Bốn đôi thông ngồi không cũng hưởng" và có thể chặt đôi heo bất cứ lúc nào, tuy nhiên không chặt được 1 heo hay tứ quý. Kiểu Miền Bắc * Đồng chất đồng màu. * Cấm về heo: Về heo nước cuối xem như thua chót. * Đền cả làng: Khi một nhà chỉ còn 1 nước nữa là đánh tới trắng, nếu lúc đó có người bắt bài được thì sẽ đền cả làng (tới trắng ngược, tức thua mỗi nhà một ván nhất). game mien phi

số lượng khách truy cập
79
Tags :
cong dong a7 tlhp
Chào mừng tới ruolua.wap.sh -ruồi lửa

Old school Easter eggs.